![]() |
Nguyễn Trung Hiếu trở thành thủ khoa đầu ra của Học viện Ngân hàng năm 2016 với số điểm toàn khóa tuyệt đối. |
Bảng điểm toàn A
Chàng lớp trưởng lớp K15NHD, Khoa Tài chính Ngân hàng khiến nhiều người trầm trồ khi trong bảng điểm tốt nghiệp với hơn 40 môn học nhưng không môn nào để “lọt” A. Với thành tích học tập “khủng” này, Hiếu từng nhận được giấy khen Sinh viên 5 tốt cấp Học viện, cấp Thành phố và Học bổng đặc biệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong năm liên tiếp,… cho những sinh viên xuất sắc.
Để có được những kết quả này, khác với nhiều sinh viên năm nhất có tư tưởng “xả hơi” sau thời gian ôn thi đại học vất vả, Hiếu tự đặt ra cho mình mục tiêu ngay từ khi đặt chân vào giảng đường đại học.
Chia sẻ về bí quyết học, Hiếu cho biết ngoài việc tập trung cao độ với mỗi giờ học trên lớp, em rất tích cực phát biểu và tương tác với giảng viên để có thể vừa nhớ bài vừa “nhặt” được điểm thành phần một cách tối đa.
“Em thấy nhiều bạn sinh viên hơi nhút nhát trong việc phát biểu thể hiện quan điểm, chính kiến của mình, nếu không muốn nói là thụ động trong tiếp nhận kiến thức. Việc giơ tay phát biểu có thể đúng, có thể sai nhưng khi tham gia vào bài giảng của thầy cô nhiều hơn, tích cực nghe giảng thì em mới vỡ ra được nhiều điều. Từ đó bản thân nhớ và hiểu kiến thức được sâu hơn”, Hiếu nói.
Cũng vì vậy mà thông thường điểm thành phần các môn của Hiếu rất cao. “Do đó, với mỗi bài thi cuối kỳ, chỉ cần cố gắng từ 8 điểm trở lên là điểm tích lũy chung của em đã có thể đạt A”, Hiếu bật mí.
Tất nhiên, để đạt được điểm cuối kỳ trên 8 không phải là chuyện dễ dàng. Theo Hiếu, ngành tài chính không giống như một số ngành khoa học khác, khi kiến thức thay đổi liên tục qua các năm. Vì vậy để có thể “kiếm” điểm cao, ngoài kiến thức sách vở, Hiếu luôn phải cập nhật kiến thức, thông tin từ thực tế thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng để vận dụng làm bài thi.
Ngoài ra, Hiếu còn kết nối một “ekip” hợp nhau và thậm chí theo em là có cả các cá nhân giỏi hơn mình để cùng nhau học nhóm.
Nhóm của Hiếu gồm 6 bạn và đều là những sinh viên giỏi, đặc biệt có một bạn là thủ khoa đầu vào của Học viện Ngân hàng. Khi có kiến thức bị hổng thì mọi người cùng bù đắp, hỗ trợ cho nhau.
Hiếu chia sẻ: “Nếu học mang tính chất cá nhân thì nhiều khi mình sai nhưng không biết và tiếp tục đi theo lối sai đó của mình và rồi đã sai lại càng sai hơn. Và đương nhiên các bài thi sẽ bị điểm kém. Khi chúng ta học nhóm, với nhiều cái đầu, sẽ tìm ra những gì hay nhất, tinh túy nhất và cùng nhau chia sẻ. Trong quá trình học nhóm, chúng ta còn học được những bạn bởi không có ai có thể giỏi hết mọi lĩnh vực”.
Những giá trị không thấy ở trước mắt
Không chỉ học giỏi, Hiếu còn là một thành viên rất tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội và từng được nhận giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên của Học viện.
Đặc biệt nam sinh này còn giữ vai trò chủ nhiệm CLB Người dẫn chương trình của Học viện Ngân hàng. Bởi em nghĩ rằng, kết quả học tập trong nhà trường không thôi là chưa đủ.
Sau những hoạt động, điều mà Hiếu cảm thấy được nhiều nhất là sự tiến bộ rõ rệt về những kỹ năng mềm như khả năng tự tin nói trước đám đông và tăng khả năng thuyết phục mọi người xung quanh.
“Có thể trước mắt có vẻ như nó không mang lại cho chúng ta lợi ích ngay nhưng sẽ tạo nên những giá trị mai sau”, Hiếu nhắn nhủ.
Bản thân Hiếu cảm nhận điều này rõ rệt hơn bao giờ hết ở lần cầm bảng điểm và hồ sơ đi xin việc. “Hôm em đi xin việc, chính tổng giám đốc của một ngân hàng đã nói với em rằng họ nhận em không phải vì bảng điểm cao mà lại vì các kỹ năng mình đã tích lũy được”, Hiếu chia sẻ.
Với bảng thành tích ấn tượng cùng những kỹ năng mềm tích lũy từ những năm tháng sinh viên, vừa tốt nghiệp ra trường, Hiếu trúng tuyển và thời gian tới sẽ làm việc tại một công ty chứng khoán thuộc một Ngân hàng top đầu Việt Nam.
Hiếu chia sẻ với các bạn sinh viên: “Các bạn trẻ đừng học trong thế bị động mà hãy tích cực lên. Quãng thời gian sinh viên trôi qua rất nhanh vì vậy đừng nên lãng phí một phút giây nào. Đây là quãng thời gian mà chúng ta có thể thử trải nghiệm tất cả mọi thứ với chi phí cơ hội là nhỏ nhất và hãy cố gắng thử tất cả những khả năng của bản thân. Đó có thể là nghiên cứu khoa học, là tham gia câu lạc bộ, các cuộc thi,… tất cả đều sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều trải nghiệm đáng quý”.
Ưu đãi cho tiêu dùng số
Theo các chuyên gia, Việt Nam có những lợi thế quan trọng cho việc phát triển kinh tế số. Đó là, Việt Nam thuộc tốp các quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet cao nhất thế giới, với 78,59% người dân sử dụng internet (số liệu đến hết năm 2023).
Việt Nam thuộc tốp 10 thế giới, thứ hai Đông Nam Á với 3,49 tỷ lượt tải ứng dụng về thiết bị di động trong năm 2023. Số liệu mới nhất (đến hết tháng 4-2024), nước ta có 8 ứng dụng di động đạt số lượng người dùng trên 10 triệu; 10 ứng dụng của Việt Nam có 5-10 triệu tài khoản đang hoạt động, trong đó có 6 ứng dụng thanh toán trực tuyến.
Đáng chú ý, với hình thức thanh toán trực tuyến, các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng và nhãn hàng liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thanh toán qua internet, qua thiết bị di động, qua mã QR và thanh toán không tiếp xúc qua thẻ tín dụng.
Điển hình mới nhất, Napas, Mastercard, Payoo và gần 40 nhãn hàng cùng hợp tác đưa ra các chương trình thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc với ưu đãi lên tới 15% giá trị đơn hàng. Điều này lý giải cho việc đến hết quý I-2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng hơn 56% về số lượng và 31% về giá trị (năm 2023 thanh toán số đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50%, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng).
Theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến cộng đồng Việt - VietUnion (đơn vị chủ quản Payoo) Ngô Trung Lĩnh, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán không tiếp xúc mang đến trải nghiệm liền mạch và an toàn. Việc các tổ chức tài chính và các nhãn hàng ưu đãi kích cầu mua sắm sẽ góp phần củng cố thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng và hỗ trợ doanh nghiệp sớm đạt mục tiêu kinh doanh.
Một nhà cung cấp dịch vụ lớn là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng cho biết, Viettel rất chú trọng phát triển xã hội số, cung cấp các nền tảng phục vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, người dân. Hiện đã có hơn 400.000 doanh nghiệp sử dụng các giải pháp số của Viettel để nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành.
Sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách
Ước tính hiện 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (hộ kinh doanh cá thể). Do vậy, khả năng đầu tư công nghệ thông tin còn hạn chế. Đáng chú ý, 87% người dùng thường xuyên sử dụng nền tảng số đa quốc gia; các nền tảng số thông dụng hầu hết là của nước ngoài, như: Grab (đi lại, ăn uống), Shopee (mua sắm), Booking, Agoda (du lịch, khách sạn), TikTok, Facebook (mạng xã hội)... Điều này đòi hỏi cần có những thay đổi mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Theo Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng tính toán (computility) được coi là hạ tầng mới, năng lượng mới và quan trọng nhất trong kinh tế số. Do vậy, cần thúc đẩy chuyển đổi số cho các ngành công nghiệp để tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế số. Mạng 5G thương mại cần được nhanh chóng triển khai, trong đó đặc biệt tập trung vào 5G cho doanh nghiệp (5G2B), với tốc độ cao gấp 8-10 lần so với 4G và độ trễ thấp.
"Trong năm 2024, Viettel sẽ triển khai ít nhất 6.000 trạm 5G để phủ sóng toàn bộ khu vực có khu công nghiệp quan trọng; đồng thời phát triển các siêu trung tâm dữ liệu tầm cỡ khu vực (hiện có 14 trung tâm dữ liệu với tổng công suất điện là 87MW); tập trung nghiên cứu, hợp tác phát triển các ứng dụng và hoàn thiện hệ sinh thái chuyển đổi số cho những ngành trọng điểm như sản xuất, giao thông, cảng biển, nông nghiệp, du lịch, y tế…", ông Tào Đức Thắng cho biết.
Lãnh đạo Tập đoàn FPT cũng hướng đến phát triển kinh tế số khi kiến nghị Chính phủ ban hành giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi lên các nền tảng số thông qua việc số hóa cổng giao tiếp giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp; có lộ trình rõ ràng và bảo đảm tiến độ, tránh lãng phí, thiệt hại với các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng, sản phẩm công nghệ. Cùng với đó, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập để khuyến khích phát triển, tái đầu tư cho sản phẩm công nghệ, đặc biệt với công nghệ mũi nhọn như điện toán đám mây và AI…
Các doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách, coi công nghệ là một trong những "điều kiện cần" để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, lấy chuyển đổi số là thước đo cho quá trình phát triển; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Để thúc đẩy kinh tế số, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh và thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng "Make in Việt Nam"; đồng thời, các doanh nghiệp phải biến công nghệ số thành động lực quan trọng cho sáng tạo, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Rõ ràng, để phát triển kinh tế số và nâng cao tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực này trong GDP còn rất nhiều việc phải làm. Bên cạnh sự hưởng ứng của người dân, sự tích cực của doanh nghiệp, rất cần vai trò của Chính phủ và các bộ, ngành nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Theo Việt Nga(Báo Hà nội mới)
" alt=""/>Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế sốChuối là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi (Ảnh: Health).
2. Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa
Chất xơ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện tiêu hóa. Một quả chuối cỡ trung bình cung cấp khoảng 3g chất xơ.
Tinh bột kháng, loại chất xơ có trong chuối chưa chín, là một loại prebiotic. Tại ruột già, prebiotic trở thành thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong ruột.
Hơn nữa, pectin - một loại chất xơ có trong cả chuối chín và chưa chín - có thể giúp ngăn ngừa táo bón và làm mềm phân. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm thậm chí còn đề xuất rằng pectin có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết, mặc dù vẫn cần nghiên cứu trên người để xác nhận lợi ích này.
3. Hỗ trợ giảm cân
Không có nghiên cứu nào trực tiếp khẳng định tác dụng giảm cân của chuối. Tuy nhiên, loại trái cây phổ biến này có một số thuộc tính có thể khiến nó trở thành một loại thực phẩm phù hợp với người muốn giảm cân.
Đầu tiên, chuối có tương đối ít calo. Một quả chuối trung bình chỉ có hơn 100 calo, nhưng nó bổ dưỡng và giúp bạn thấy no.
Thứ 2, ăn nhiều chất xơ từ rau và trái cây giúp giảm cân. Chuối chưa chín chứa nhiều tinh bột kháng nên chúng có xu hướng gây no và giảm cảm giác thèm ăn.
4. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Kali là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của tim, đặc biệt là kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, với chế độ ăn uống hằng ngày, rất ít người nhận đủ lượng kali cần thiết. Trong khi đó, chuối là nguồn cung cấp kali tuyệt vời.
Một chế độ ăn giàu kali có thể giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, theo các nghiên cứu cũ hơn và nghiên cứu trên động vật, những người ăn nhiều kali có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn tới 27%.
Hơn nữa, chuối cũng cung cấp magie, một loại khoáng chất quan trọng khác đối với sức khỏe tim mạch.
Thiếu magie có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp và mỡ máu cao. Do đó, điều cần thiết là bạn phải cung cấp đủ khoáng chất từ chế độ ăn uống hoặc chất bổ sung.
5. Giàu chất chống oxy hóa
Trái cây và rau quả là nguồn tuyệt vời cung cấp chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống, và chuối cũng không ngoại lệ.
Chúng chứa một số loại chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm flavonoid và amin.
Những chất chống oxy hóa này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, như giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh thoái hóa. Chúng giúp ngăn ngừa tổn thương oxy hóa các tế bào do các gốc tự do gây ra. Nếu không có chất chống oxy hóa, các gốc tự do có thể tích tụ theo thời gian và gây hại nếu mức độ của chúng đủ cao trong cơ thể.
6. Cải thiện độ nhạy insulin khi chưa chín
Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với một số bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu tiết lộ rằng thường xuyên ăn tinh bột kháng - như ăn chuối chưa chín - có thể cải thiện độ nhạy insulin. Điều này có thể khiến cơ thể bạn phản ứng nhanh hơn với loại hormone điều hòa lượng đường trong máu này.
Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu làm thế nào tinh bột kháng trong chuối có thể ảnh hưởng đến độ nhạy insulin.
7. Cải thiện sức khỏe thận
Kali rất cần thiết cho chức năng thận khỏe mạnh và điều hòa huyết áp. Là nguồn cung cấp kali tuyệt vời trong chế độ ăn uống, chuối có thể đặc biệt có lợi với sức khỏe của thận.
Một nghiên cứu bao gồm hơn 5.000 người mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn đầu đã liên kết kali với việc hạ huyết áp và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận.
Mặt khác, một số người mắc bệnh thận giai đoạn cuối hoặc đang lọc máu cần hạn chế lượng kali nạp vào. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp này, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi tăng lượng kali.
8.Hỗ trợ phục hồi sau tập luyện
Chuối đôi khi được coi là thực phẩm hoàn hảo cho các vận động viên. Điều này phần lớn là do hàm lượng carb dễ tiêu hóa, cũng như khoáng chất kali và magie, cả hai đều đóng vai trò là chất điện giải.
Bạn mất chất điện giải qua mồ hôi khi tập thể dục mạnh. Cung cấp lại kali và magie cho cơ thể sau khi đổ mồ hôi, như ăn một quả chuối, có thể làm giảm chứng chuột rút và đau nhức cơ liên quan đến tập thể dục.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội Việt Nam lưu ý chúng ta không nên dùng chuối lúc cơ thể đang đói, dạ dày trống rỗng. Nguyên nhân là chuối có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhưng có 2 chất gồm magie và kali có thể gây tình trạng mất cân bằng cho hệ tim mạch, chướng bụng, người ăn sẽ cảm thấy khó chịu trong cơ thể.
Những người có bụng dạ "yếu" nên tránh ăn sữa chua với chuối vì dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Bạn cũng không nên kết hợp chuối với dưa hấu vì cả hai loại trái cây này đều giàu kali, không tốt với bệnh nhân suy thận.
Nếu đang mắc bệnh tiểu đường thì bạn tuyệt đối không nên ăn chuối chín vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu.